Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

Tự vệ sinh máy giặt – Những điều cần biết



Để tự vệ sinh máy giặt và sửa chữa điên nước đà nẵng ở nhà bạn cần biết đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy giặt có các phần cơ điện và nước nên cần phải chú ý thường xuyên tự vệ sinh và bảo quản để giúp cho máy làm việc hiệu quả, tăng tuổi thọ và đạt hiệu quả sử dụng tối đa.

Lồng giặt là nơi tiếp cận với quần áo và các chất bẩn nhiều nhất và xà phòng do vậy chúng cũng là nơi dễ phát sinh ra các mầm bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe con người nếu người sử dụng không vệ sinh đúng cách.


Tự vệ sinh máy giặt – cách bảo quản

Đặt máy giặt nơi thông thoáng.

Tắt nguồn điện của máy giặt khi không dung đến


Khi giặt xong lau chùi ngăn chứa xà bông, nước xả… để tránh bị đóng khô.

Lau khô nước bám trên nắp và thành máy. Nhằm tránh trường hợp hỏng board mạch hoặc bị rỉ sét.

Nên giặt đúng khối lượng, để máy vận hành không quá công suất làm hư hỏng máy móc.

Không nên bỏ quá nhiều

Sử dụng lượng xà phòng chỉ vừa đủ cho mỗi lần sử dụng. không phải giặt nhiều xà phòng là tốt mà nó còn gây bít tắc các lỗ thoát nước, bám cặn bẩn trên bề mặt vải, với chất tẩy cao thì còn tẩy màu, ăn mòn vải.

Phải hoạt động hằng ngày, nên các bụi bặm hoặc xơ vải từ quần áo có thể bít chặt các lỗ thoát nước xung quanh máy giặt. Nên cần vệ sinh lồng giặt thường xuyên, để làm sạch lồng giặt, bạn có thể dùng hóa chất tẩy rửa có bán tại các cửa hàng siêu thị hoặc có thể dùng dấm ăn, chanh.

Tự vệ sinh máy giặt ở lồng máy giặt cửa trước: Với những loại máy giặt hiện đại sẽ có chế độ giặt nóng. Bạn hãy cho lượng nước tẩy vừa phải hòa cùng nước nóng và giặt không có quần áo với chu trình dài nhất. Để chạy 1 lúc thì cho dừng lại, ngâm trong khoảng 30 phút thì cho tiếp tục chu trình giặt. Quy trình này không nhất thiết thực hiện hàng ngày mà nên thực hiện theo định kỳ mỗi hai tuần 1 lần.
Vệ sinh máy giặt

Thi công điện nước Hoàng Vương Thịnh khuyên bạn nên:

Vệ sinh tấm lưới lọc van cấp nước: Lau máy giặt bẳng vải mềm, sạch. Không nên dùng bàn chải, những chất tẩy rửa. Sẽ làm ảnh hưởng đến các linh kiện trong máy và lớp vỏ bên ngoài. Khóa nguồn nước vào máy giặt. Tháo ống dẫn nước nối với van cấp nước của máy giặt. Lấy lưới lọc ra khỏi van cấp nước (dùng kiềm, vật gắp). Cọ rửa tấm lưới lọc sạch sẽ, đừng làm lủng hoặc mất tấm lưới lọc. Lắp đặt máy giặt lại vào ống van cấp nước.

Vệ sinh lưới lọc xơ vải: Thực hiện thường xuyên bằng cách tháo lưới lọc ra khỏi máy. Giặt sạch, dùng dụng cụ cọ, rửa, vệ sinh thật kỹ rồi lắp vào máy.

Vệ sinh lưới lọc máy bơm (với các loại máy có bơm xả nước): Hãy tháo vít ở nắp sau và nắp máy bơm lấy các chất bẩn lọt vào bên trong. Kiểm tra lại xem có bị rò rỉ nước sau khi lắp hay không, đặc biệt là gioăng cao su ở nắp bơm.

Vệ sinh lưới lọc nước xả: Có một vài loại máy giặt được trang bị lưới lọc trước khi xả nước ra ngoài. Tấm lọc này hay nằm ở đầu ống xả nước bên trong. Tháo ra, bỏ các chất cặn bã và vệ sinh tấm lưới lọc.

Vệ sinh ngăn đựng xà phòng và nước xả: Máy giặt có thể tự động bơm nước và lấy lượng xà phòng + nước xả trong ngăn. Nhưng khi cho quá nhiều xà phòng và nước xả sẽ bị trào ra ngoài hoặc nguồn nước cấp yếu không lấy hết lượng nước giặt, nước xả.